Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia (THPTQG), điều thí sinh cần quan tâm đó là cách tính điểm đại học. Hiện nay các trường có rất nhiều các phương thức xét tuyển khác nhau để thí sinh có thể nâng cao khả năng học Đại học. Nhưng điểm tốt nghiệp THPTQG vẫn rất quan trọng, cùng VNUK tổng hợp các tính điểm thi tốt nghiệp THPT dành cho các sĩ tử 2k6 nhé.
Chi tiết điểm đại học dành cho các trường có ngành không có môn nhân hệ số như sau:
Ví dụ: Thí sinh A tham dự kỳ thi THPTQG với tổ hợp Khoa học tự nhiên và đạt được kết quả sau:
Thí sinh chọn tổ hợp A00 để xét tuyển đại học vào ngành công nghệ Nano trường VNUK. Điểm xét tuyển đại học của thi sinh sẽ là tổng điểm 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học. Kết quả bằng 26 + 0.5 = 26.5
Chi tiết điểm đại học dành cho các trường có ngành không có môn nhân hệ số như sau:
Cách tính điểm đại học như sau:
Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó:
+ Điểm M1, M2, M3 là điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển (lưu ý: Nhân 2 đối với môn có hệ số 2).
+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Đây là hình thức xét tuyển dựa trên điểm tổng kết học tập của các môn trong bảng điểm học sinh, cách tính điểm đại học như sau:
Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó:
+ Điểm M1, M2, M3 là điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển (lưu ý: Nhân 2 đối với môn có hệ số 2).
+ Điểm ưu tiên (nếu có).
Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 phần: Ngôn ngữ, tư duy logic, giải quyết vấn đề.
Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần thi + Điểm ưu tiên (nếu có).
Tổng điểm thi là 1200 điểm, được quy đổi về thang điểm 30 theo công thức:
Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200
Bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội gồm 3 phần: Tư duy định lượng, Tư duy định tính và Khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội.
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Tổng số câu và thời gian làm bài như sau:
– Tư duy định lượng: 50 câu hỏi, thời gian làm bài 75 phút
– Tư duy định tính: 50 câu hỏi, thời gian làm bài 60 phút
– Khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội: gồm 50 câu hỏi, thời gian làm bài 60 phút.
Điểm xét tuyển = Điểm thi phần Tư duy định lượng + Điểm thi phần Tư duy định tính + Điểm thi phần khoa học tự nhiên/Khoa học xã hội.
Tổng điểm thi là 150 điểm, được quy đổi về thang điểm 30 theo công thức:
Điểm quy đổi = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150
Công thức tính điểm xét tuyển đại học của Bộ công an như sau:
Điểm xét tuyển =Tổng điểm ba môn thi tốt nghiệp *2/5 + Điểm thi đánh giá *3/5 + Điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo + Điểm thưởng cho học sinh giỏi cấp quốc gia.
Điểm xét tốt nghiệp THPT được quy định chính thức bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam theo Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ban hành ngày 27/4/2017. Trong khi chờ điểm xét tốt nghiệp chính thức được công bố bởi các cơ quan giáo dục. Thí sinh cũng có thể tự tính điểm tốt nghiệp THPT của mình bằng cách sử dụng công thức được quy định bởi Bộ GDĐT
Chi tiết các thành phần điểm trong công thức
Ví dụ: Nếu thí sinh hệ THPT chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và đạt kết quả như sau:
Điểm xét tốt nghiệp của thí sinh đó được tính như sau:
Cách tính điểm dành cho thí sinh giáo dục thường xuyên (GDTX) sẽ có một chút khác biệt vì thí sinh diện GDTX chỉ dự thi 3 bài thi. Trong đó bao gồm 2 bài thi độc lập là Toán học, Ngữ Văn và một bài thi tổ hợp tự chọn. Ngoài ra, thí sinh GDTX có thể đăng ký dự thi bài thi Ngoại Ngữ để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học. (nếu điểm ngoại ngữ nằm trong phương thức xét tuyển của sĩ tử). Tuy nhiên, điểm số của bài thi Ngoại ngữ sẽ không được tính vào điểm tổng kết kỳ thi THPTQG hay điểm xét tuyển tốt nghiệp THPT hệ GDTX.
Ví dụ: Nếu thí sinh hệ GDTX chọn bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và đạt kết quả như sau:
Điểm xét tốt nghiệp của thí sinh đó được tính
Lưu ý: Theo quy định của Bộ GDĐT, nếu một thí sinh có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích thì điểm số tối đa mà thí sinh có thể nhận được là 4.0 điểm. Việc này được áp dụng để tránh tình trạng một số thí sinh được cộng quá nhiều điểm khuyến khích do giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi. Dẫn đến việc chênh lệch điểm số giữa các thí sinh không công bằng.
Thí sinh phải đáp ứng được các điều kiện để được xét và công nhận tốt nghiệp THPT 2024 theo Điều 42 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT như sau:
Nếu thí sinh không đáp ứng đủ các điều kiện về học tập trên, theo quy định của Bộ có những quyết định không được xét tốt nghiệp THPT. Đương nhiên phải tiếp tục học tập để đáp ứng các điều kiện này trong các năm học tiếp.
Điểm cộng ưu tiên khi xét tuyển Đại học là điểm được cộng thêm vào điểm xét tuyển của thí sinh. Điều này để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh Đại học. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm cộng ưu tiên khi xét tuyển Đại học được quy định như sau:
Theo quy định của Bộ, các đối tượng ưu tiên khi xét tuyển vào các trường Đại học bao gồm:
Điểm cộng ưu tiên cho đối tượng ưu tiên được quy định từ 0,75 đến 2 điểm. Tùy thuộc vào quy định của từng trường Đại học. Điểm cộng ưu tiên này sẽ được cộng vào điểm tổng khi tính điểm xét tuyển. Thí sinh trong nhóm đối tượng ưu tiên này cần cung cấp các giấy tờ, chứng từ và giấy xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền để được xác định là đối tượng ưu tiên. Nếu thí sinh không đáp ứng được các điều kiện được quy định cho đối tượng ưu tiên thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên này.
Theo quy định của Bộ, khu vực ưu tiên khi xét tuyển vào các trường Đại học được chia thành các khu vực sau:
Để quy đổi điểm IELTS sang điểm thi Đại học, trước hết cần lưu ý rằng các trường Đại học có thể có quy định khác nhau về việc quy đổi điểm IELTS sang điểm thi Đại học. Tuy nhiên, thông thường thì các trường sẽ sử dụng bảng quy đổi điểm IELTS dưới đây để tính điểm thi Đại học tương ứng:
Thí sinh cần lưu ý rằng điểm IELTS chỉ có giá trị trong khoảng thời gian nhất định. Do đó, nếu thí sinh sử dụng điểm IELTS để xét tuyển vào trường Đại học, thì cần kiểm tra kỹ quy định của trường
Bài viết này được VNUK tổng hợp từ quy chế thi được Bộ ban hành và tham khảo từ các nguồn internet. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có sự chuẩn bị cho kỳ thi THPTQG được tốt nhất.
👉👉 Xem thêm : Đề thi minh họa 2024
👉👉 Xem thêm : Lịch thi dự kiến THPTQG 2026
Là một trong những thành viên của Đại học Đà Nẵng. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt – Anh được xây dựng dựa trên thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ Việt Nam và Anh quốc. Nhằm quốc tế hóa đại học công lập Việt Nam theo chủ trương của Chính phủ. VNUK tự hào là trường ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CHUẨN QUỐC TẾ đầu tiên và duy nhất tại Miền Trung.
Chúng tôi cam kết đem lại cho sinh viên môi trường học tập tốt nhất. Cung cấp nền tảng kiến thức vững chắc và giúp các em sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước cũng như nước ngoài. Các chương trình đào tạo đều được xây dựng theo tư vấn của Đại học Aston, đối tác chiến lược của VNUK tại Anh quốc. Được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh với 30% thời lượng được giảng dạy bởi giảng viên người nước ngoài. Sinh viên học tập tại VNUK được tập trung phát triển tư duy toàn cầu, thái độ chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp lớn nên nhờ đó có thể sẵn sàng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.
– Phương thức 1: Xét tuyển kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia năm 2024
– Phương thức 2: Xét tuyển bằng học bạ THPT (kèm bài luận cá nhân và phỏng vấn)
– Phương thức 3: Xét tuyển thẳng
– Phương thức 4: Xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của VNUK
👉👉 Xem thêm hướng dẫn đăng ký xét tuyển tại đây
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Viện Nghiên Cứu và Đào Tạo Việt – Anh
158A Lê Lợi, Q.Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Tư vấn tuyển sinh: tuyensinhvnuk.edu.vn
Website: vnuk.udn.vn
Email: admission@vnuk.edu.vn
chatbot